CÁC HƯỚNG DẪN QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP TRẺ ĐẶC BIỆT (2020-07-31 09:55:28)
Để dạy trẻ đạt được một mục tiêu nào đó đã đề ra không hề đơn giản chút nào. Bạn thực sự phải biết cách can thiệp phù hợp với từng vấn đề khác nhau của trẻ. Dưới đây là một số hướng dẫn quan trọng bạn nên lưu ý để đạt được hiệu quả như mong muốn nhé.
1. Sử dụng các công cụ phù hợp trong quá trình can thiệp
Các công cụ hỗ trợ luôn là phần không thể thiếu trong các buổi can thiệp. Sử dụng công cụ hỗ trợ phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình cải thiện kỹ năng cho trẻ. Có nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau có thể kể tới như:
- Bộ chứ viết PECS
- Bộ giao tiếp bằng hình ảnh theo chương trình AAC
- Đồ chơi
- Phim, video
2. Thu hút sự chú ý của trẻ
Để trẻ có thể tiếp thu được bài học cần phải có sự chú ý, tập trung vào nội dung can thiệp. Vì vậy, việc thu hút sự chú ý của trẻ là rất quan trọng. Chúng ta có thể:
- Nương theo các sở thích của trẻ và hướng ứng một cách phù hợp
- Sử dụng các điệu bộ khác nhau cùng giọng nói truyền cảm, hào hứng
- Giúp trẻ hiểu cử chỉ hành động yêu cầu sự tập trung chú ý
3. Hướng dẫn trẻ bắt chước tạo ra các âm thanh
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói, việc bắt chước tạo ra các âm thanh là rất quan trọng. Nhà làm can thiệp cần:
- Sử dụng đồ chơi phát ra âm thanh, khuyến khích trẻ bắt chước lại
- Dạy trẻ lấy hơi bằng nhiều cách như: thổi kèn, thổi bong bóng, tập hít thở sâu,..
- Tạo biểu cảm trên khuôn mặt, có phần cường điệu hóa để trẻ có thể dễ dàng quan sát được
- Khuyến khích trẻ mấp máy môi, chuyển động đầu lưỡi
4. Dạy trẻ hiểu ngôn ngữ/ cử chỉ
Ngoài dạy trẻ học nói thì việc dạy trẻ hiểu ngôn ngữ cử chỉ cũng rất quan trọng. Bạn cần:
- Lặp đi lặp lại cử chỉ trong cùng một tình huống mỗi ngày
- Thường xuyên trỏ và dùng từ để trỏ để trẻ nhớ vị trí, từ vựng gọi đồ
- Sử dụng ngôn từ đơn giản và tăng dần mức độ
5. Dạy trẻ thể hiện bằng mọi cách
Để dạy trẻ sử dụng nhiều cách thức giao tiếp khác nhau, bạn cần:
- Sử dụng các đồ vật minh họa để giúp trẻ thể hiện như: Sách, tranh ảnh, gương,...
- Có biểu hiện gương mặt tương ứng với giọng điệu
6. Dạy trẻ cách nghe
Bạn có thể dạy trẻ cách lắng nghe theo những hướng dẫn dưới đây:
- Cho trẻ nghe kết hợp với các dấu hiệu trỏ để gia tăng sự chú ý
- Đảm bảo môi trường học tập yên tĩnh để trẻ tập trung lắng nghe bài học
- Phối hợp nghe và nhìn, sử dụng các món đồ mà trẻ yêu thích
7. Dạy trẻ nhìn mặt đối mặt
Một số trẻ thường không có thói quen nhìn mặt hay thăm dò khuôn mặt của người khác. Trẻ sẽ không thể tạo dựng được mối liên hệ với những người xung quanh khi không biết nhìn mặt và thăm dò biểu cảm của người khác. Vì vậy, việc dạy trẻ nhìn " mặt đối mặt là cần thiết. Bạn có thể:
- Ngồi ngang tầm nhìn của con
- Kết hợp lời nói khi biết trẻ đang nhìn vào một vật gì đấy
- Thường xuyên thay đổi biểu cảm, thêm thắt phụ kiện để thu hút sự chú ý của con
Nguồn: A365